Bong gân khớp cổ chân là chấn thương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính nhưng chủ yếu là lao động nặng, khuân vác vật nặng sai tư thế, những người hay hoạt động thể chất, vận động viên bóng đá, vận động viên đánh bóng chuyền, đánh cầu lông, tennis, thể dục dụng cụ…
Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn một vài thông tin hữu ích về các dấu hiệu nhận biết khi bị bong gân khớp cổ chân, cách xử lý và những lời khuyên bổ ích đề phòng và tránh.
Triệu trứng bong gân cổ chân, mức độ như thế nào?
- Mức độ nhẹ - Độ 1: Các dây chằng bị kéo, có biểu hiện giãn nhẹ, tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ, với các biểu hiện sưng nề nhẹ quanh mắt cá chân.
- Mức độ trung bình - Độ 2: Bị đứt một phần dây chằng, sưng nề mức độ vừa phải quanh khớp cổ chân, khi thăm khám bác sỹ thấy có cảm giác mất vững khớp cổ chân.
- Mức độ nặng - Độ 3: Bị đứt hoàn toàn dây chằng, sưng nề, bầm tím toàn bộ khớp cổ chân, khi thăm khám bác sỹ thấy khớp cổ chân mất vững rõ.
Xử lý ngay sau khi bị chấn thương:
- Nghỉ ngơi, thư giãn và thả lỏng cơ thể (bất động) làm cho chấn thương không trầm trọng hơn và giảm sưng tấy
- Chườm đá là biện pháp làm giảm sưng tấy, và phải thực hiện ngay sau khi chấn thương sảy ra.
- Cố định phần chân đau bằng nẹp kết hợp dây to bản mềm có độ đàn hồi để băng bó làm giảm và chạm vào khu vực bị chấn thương, giảm cháy máu và sưng tấy.
- Treo chân ngay khi có thể để làm ngăn chảy máu và sưng.
- Sau đó thăm khám bác sỹ để chuẩn đoán và tư vấn kỹ hơn về tình trạng chấn thương để có hướng điều trị phù hợp.
Lắng nghe lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng và tránh bị bong gân, trong sinh hoạt, vận động, chơi các môn thể thao đặc biệt là đánh cầu lông, đá bóng, chơi bóng chuyền…, các bạn cần phải chú ý:
- Khởi động thật kỹ trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào
- Đi giầy thể thao đúng chúng loại, đúng cách, chọn đôi giầy phù hợp với đôi chân của mình. >>>Xem ngay toàn bộ mẫu các loại giầy đánh cầu lông tốt nhất.
- Tuyệt đối tuân thủ lời khuyên của thầy thuốc về hướng dẫn sử dụng thuốc, thời gian cần nghỉ ngơi để phục hồi (nếu bị chấn thương).
- Khi đã từng bị bong gân cổ chân trước đó, nên cẩn thận khi bước, chạy, nhảy trên nền mấp mô.
- Giảm hoặc dừng chơi thể thao, các hoạt động thể chất khi có tình trạng đau khớp cổ chân.
>>>Xem ngay (TOP 8) Lợi ích tuyệt vời của việc chơi cầu lông